Mẹo Du Lịch

TIPS ĐI DU LỊCH GIÁ RẺ VÀ ĐI ĐƯỢC NHIỀU NƠI 

Nhân dịp một số bạn bè hỏi là sao mình giàu thế, suốt ngày thấy đi du lịch đủ các nơi thì mình xin mạn phép chia sẻ làm thế nào mình sử dụng ngân sách có hạn được gần hết Việt Nam và khoảng 20 quốc gia xuất phát từ Việt Nam  (không phải đi du học nên đi nhiều và đương nhiên không là gì so với các tín đồ du lịch vừa có điều kiện vừa đi nhiều trên này rồi ạ)

1. Lên kế hoạch kỹ lưỡng cho chuyến đi

Có một kiểu đi du lịch được gọi là đến đâu hay đến đó, không lên kế hoạch trước mà cái đó thì dành cho người vừa có điều kiện vừa có thời gian, còn như mình từ xưa đến giờ thì nếu có thời gian (lúc thất nghiệp) thì không có tiền, mà lúc có chút tiền (đi làm vật mặt) thì không có thời gian. Vì vậy, mỗi một chuyến đi của mình phải tiết kiệm thời gian nhất có thể (đỡ phải xin nghỉ nhiều), vừa tiết kiệm nhất có thể (vì tiền để đi du lịch không bao giờ là đủ), thế nên khâu chuẩn bị là vô cùng quan trọng, kỹ lưỡng, càng nhiều hoạt động và trải nghiệm càng tốt.

  • Tìm hiểu thật kỹ về nơi bạn muốn khám phá: Cái này thì ngồi đọc 7749 cái web, hàng loạt chia sẻ, review, ngồi search nát Google, nhìn cả thông tin lẫn map để định hình về những nơi bạn muốn đến trong đầu. Ví dụ đi Châu Âu thì dễ bị móc túi, đi Nhật thì không được nói to, đi Sing thì cẩn thận vụ vứt rác, đi mấy nước đạo Hồi thì hạn chế mặc váy ngắn, đi Ấn Độ thì cẩn thận bị chặt chém hoặc lừa đảo….
  • Vẽ lại tuyến đường, phương tiện đi lại, kiếm chỗ ở, ăn uống, sắp xếp thời gian hợp lý, tận dụng được nhiều khoảng thời gian trong ngày nhất, ví dụ như nên bay hoặc di chuyển vào sáng sớm hoặc tối muộn để tận dụng được khoảng thời gian trong ngày, ở gần ga hoặc phương tiện công cộng để tiện bề di chuyển và ăn uống cũng rẻ nữa.
  • Tính toán ước lượng chi phí cho chuyến đi, thêm bớt để phù hợp với số tiền mà bạn có trong túi, ví dụ như mình định đi Hàn hoặc Đài thì mình ước lượng ngân sách dưới 20 triệu, đi Nhật thì từ 20 – 30 triệu, đi Úc thì khoảng 30 – 40tr, đi Mỹ, Canada thì khoảng 40 – 60tr, đi Châu Âu khoảng 60tr, nó có thể thêm bớt, dao động, nhưng bạn chỉ nên đi, ăn, ở, di chuyển và thăm quan trong số tiền mà bạn ước chừng có thể chi trả, bạn sẽ phải lên kế hoạch 1 lượt trước và tính dôi ra thêm khoảng 10 – 20%
  • Hiện tại mới có một cái Web App tên là Gowplan, nó sẽ gợi ý lịch trình free cho mình, ngay cả trong trường hợp mình chưa có idea đi đâu. Nếu lịch trình free của nó không hợp thì có thể hoàn toàn dùng tool của nó để tự build lịch trình thay vì build trên excel, còn cao cấp nữa thì bỏ chút tiền nó thiết kế riêng lịch trình cho mình nếu bận cày tiền không có thời gian, mà tính ra vẫn rẻ.

2. Tận dụng thời gian nghỉ phép để đỡ ảnh hưởng đến thu nhập

Chắc công ty nào cho nghỉ phép nhiều nhất cũng được 2 tuần làm việc, cộng cả cuối tuần thì được khoảng 16 ngày, muốn đi đâu thì cũng phải sắp xếp trong khoảng này thôi, tính cả thời gian bay, và một năm chắc nghỉ được 2 lần như thế là cùng, còn các chuyến nhỏ nhỏ khác thì thu xếp vào cuối tuần, cố gắng cả năm không nghỉ ngày nào cho các vấn đề khác ngoại trừ du lịch. Ví dụ đi từ tối thứ 6 cho đến sáng sớm thứ 2 là coi như không mất ngày nghỉ phép nào, có mệt mấy thì cũng lết xác đến công ty làm việc đúng giờ, ốm cũng không dám nghỉ, tận dụng nghỉ lễ dài như Giỗ tổ, 30/4 – 1/5, Quốc khánh 2/9, Tết dương, Tết âm…

3. Săn vé máy bay giá rẻ

Thường thì vé máy bay sẽ chiếm khá nhiều trong chi phí một chuyến đi của bạn, đặc biệt là “một nơi xa”, nên muốn đi giá rẻ thì phải săn được vé rẻ thôi, mình có một số tips sau để kiếm được vé rẻ:

  • Săn vé trước ít nhất 3 tháng, đặc biệt là vào đợt promotion của các hãng hàng không.
  • Vào các trang web hoặc app so sánh vé máy bay để check vé rẻ, như mình thì hay check Skyscanner, đôi khi rẻ nhất cũng không có nghĩa là best choice, đắt hơn một chút nhưng chỉ transit 1 điểm hoặc bay thẳng chẳng hạn sẽ tốt hơn là rẻ nhưng transit 3 – 4 lần.
  • Thường xuyên vào check trên website của các hãng hàng không, kiểu gì cũng có deal hời, phần lớn mỗi hãng sẽ có một vài đường bay chính và thường xuyên có ưu đãi. Ví dụ như đi Úc thì chăm check Scoot, Airasia, Jetstar, đi Châu Âu thì Qatar, Emirates, Turkish, Mỹ thì Eva, đi Phil thì Cebu….

4. Book chỗ ở, phòng khách sạn

Cái này thì không phải là đặt càng sớm càng tốt rồi, mà tùy thuộc vào lịch trình của bạn như thế nào, có fix hay chưa. Thường thì mọi người hay book trên những trang như booking, agoda, airbnb, chọn những nơi giá phù hợp với bản thân và có rating cao, tuy nhiên ở một số nơi thì rating đó khá ảo, toàn là thuê vote, ví dụ như Ấn Độ, rating có cao nhưng trên thực tế khách sạn như chuồng heo là chuyện bình thường, vì vậy phải tìm trên các group những người đã đi những chỗ tương tự để hỏi thêm thông tin review về chỗ ở.

5. Đi lại, ăn uống, vé thăm quan

Phương tiện đi lại ưu tiên nhất là dịch vụ công cộng (nếu có), đặc biệt là tàu điện ngầm, tàu trên cao vì đây là phương tiện giá rẻ, không sợ tắc đường hay kẹt xe tốn thời gian. Còn lại tùy thuộc vào phương tiện nào popular nhất thì sẽ chọn để di chuyển, ví dụ một số nơi điểm thăm quan cách xa nhau thì phương tiện chủ yếu sẽ là ô tô vì phương tiện công cộng không thể di chuyển đến tận từng nơi và đi lại khá mất thời gian.

Ăn uống thì nên chọn ăn ở những quán local, không quá nổi tiếng cho khách du lịch, vì thường những quán đông khách du lịch, vị sẽ không còn nguyên bản, cũng như đông và giá cao, chúng ta sẽ khó có được trải nghiệm trọn vẹn nhất khi đi du lịch.

Vé thăm quan nên mua online luôn, đặc biệt nên mua dạng fast track hoặc skip the line để đỡ phải xếp hàng. Mình hay tìm vé trên Klook, nhiều khi mua được vé thăm quan khá rẻ so với mua trực tiếp tận nơi. Nhưng Klook sẽ thỉnh thoảng gặp phốt, ví dụ như mình mua tour đi Val D’orcia trên Klook mà đến sát ngày đi nó hủy của mình, làm mình không kịp mua tour khác, nếu đi Châu Âu có thể check Viator.

6. Mua daytour, landtour hoặc các dịch vụ tương tự

Nhiều khi không đi tour từ A – Z nhưng chúng ta có thể mua tour theo ngày hoặc landtour để đỡ phải tìm phương tiện đi lại hoặc xin giấy tờ, đặc biệt là khi du lịch đến những nơi hẻo lánh, không có dịch vụ hoặc dịch vụ không phát triển. Cái này check trên Klook, Viator, Trip Advisor…

7. Sử dụng dịch vụ hỗ trợ booking

Trên cái app Gowplan mình có nói phía trên có dịch vụ hỗ trợ booking, bên đó sẽ tìm những vé máy bay rẻ nhất trong khung giờ cho phép của bạn, và tìm chỗ ở, đặt vé thăm quan theo mong muốn và lịch trình cụ thể của bạn nếu như bạn không có thời gian

Trên đây là những chia sẻ về Kinh nghiệm đi du lịch giá rẻ và nhiều nơi của một người không có nhèo tiền nhưng lỡ có đam mê chinh phục những cung đường. Hi vọng sẽ giúp ích nhiều cho mọi người. Nếu mọi người có câu hỏi hoặc cần hỗ trợ gì thì cứ contact mình nha.

Cảm ơn mọi người đã đọc 

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *