Chuyến Đi Thú Vị

Review Vườn Quốc Gia Ba Vì

VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ CÁCH TRUNG TÂM HÀ NỘI ~ 50km

  1. Đi khi nào?

Cuối tháng 10 – đầu tháng 11, các bạn trẻ thích đi Ba Vì do đang mùa hoa dã quỳ nở rộ rất đẹp.
Bạn có thể đi xe máy hoặc ô tô riêng vì hệ thống đường xá tại đây khá thuận tiện:

Hướng đi 1: từ Đại lộ Thăng Long, bạn đi thẳng qua Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, qua xã Yên Bài, xã Vân Hòa, nông trường Ba Vì là đến cổng vườn quốc gia Ba Vì.
Hướng đi 2: từ Quốc lộ 32, bạn phải chạy qua thị xã Sơn Tây, qua Xuân Khanh là đến nơi.
Đường đi khá đơn giản, chỉ cần xem bản đồ là có thể đến nơi. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải là một tay lái vững chắc và có một chiến mã no xăng thì mới bon bon chạy được trên những đoạn đường dốc uốn lượn của sườn núi.

Nếu di chuyển bằng xe buýt, hiện nay có tuyến số 92 sẽ đưa bạn đến Tây Đằng, Ba Vì. Từ đó, bạn sẽ phải đi xe ôm tiếp một đoạn mới đến được vườn Quốc gia Ba Vì do hiện nay chưa có tuyến xe buýt nào chạy thẳng đến đây.

  1. Ngắm cảnh đẹp nào?
    Khu vực vườn Quốc gia Ba Vì có rất nhiều địa điểm thăm quan – khám phá – nghỉ dưỡng. Với những ai muốn phượt Ba Vì trong vòng 1 ngày, bạn sẽ phải sắp xếp lịch trình thật hợp lý nếu không muốn bị bỏ lỡ những điểm thăm quan chính.

Giá vé tham quan vườn Quốc gia Ba Vì

Vé người lớn: 60.000 VND / lượt
Vé sinh viên: 20.000 VND / lượt
Vé học sinh: 10.000 VND / lượt
Vé người cao tuổi, người tàn tật: 30.000 VND / lượt

THAM QUAN:

Vườn xương rồng
Vườn xương rồng hay Nhà kính xương rồng là nơi được giới trẻ check in nhiều nhất. Nhờ kiến trúc nhà kính “ăn ảnh”, sắc xanh ngập tràn, và hình dạng đặc sắc của cây xương rồng, nơi đây trở thành địa điểm sống ảo vô cùng hot. Chưa kể, với 1.200 giống xương rồng tại đây, các tín đồ mê cây cỏ tha hồ ngắm nghía nhé!

Vườn xương rồng

Nhà thờ cổ
Ba Vì lúc trước được người Pháp chọn làm khu vực nghỉ dưỡng nên tại đây có nhiều chế tích thời Pháp còn sót lại như cô nhi viện, khu nhà tù chính trị, trại hè… Trong số đó, nhà thờ cổ là địa điểm được biết đến hơn cả. Tuy nội thất đã bị hỏng gần hết, phần khung nhà thờ vẫn còn giữ được hình dáng cơ bản. Các mảng tường bám rêu, những nhánh cây đã len lỏi mọc men theo, tạo nên nét huyền bí cho nhà thờ cổ vườn Quốc gia Ba Vì.

Nhà thờ cổ

Đền Thượng
Lúc còn nhỏ, chắc hẳn bạn đã được nghe qua truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh. Đền Thượng (còn gọi là Chính cung thần điện) chính là nơi thờ Đức Thánh núi Tản Viên Sơn Tinh. Theo nhiều tài liệu, đền Thượng được xây dựng từ thời An Dương Vương. Đến thời Vua Lý Nhân Tông, đền Thượng được mở rộng và xây cất với quy mô lớn. Tuy nhiên, theo thời gian, ngôi đền cổ không còn nữa, chỉ còn phần đền thờ lưng dựa vách núi. Sau khi được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia vào năm 2008, đền Thượng đã được trùng tu hoàn chỉnh vào năm 2010.

Đền Thượng

Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tại vườn Quốc gia Ba Vì có ba đỉnh núi thuộc dãy Ba Vì: đỉnh Ngọc Hoa (1.131 m), đỉnh Tản Viên (1.227 m), và đỉnh Vua (1.296 m). Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm tại đỉnh cao nhất là đỉnh Vua.

Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *