Chuyến Đi Thú Vị

Review du lịch Ai Cập – Tìm về nền văn minh cổ đại

Cuối cùng thì chúng tôi cũng đặt chân đến Kim tự tháp! Thực sự choáng ngợp và tự hỏi không biết niềm tin lạ thường nào đã thúc đẩy người Ai cập cổ đại tạo nên được những kỳ quan như thế .Phải chăng, bởi nỗi ám ảnh về một thế giới tồn tại sau cuộc sống và hành trình tìm kiếm điên cuồng không ngừng nghỉ về sự bất tử đã khiến họ có thể biến những cái không thể thành có thể!!!


Có lẽ, nếu đem so với hơn 5000 năm tuổi của các Kim tự tháp thì vài chục năm đời người chẳng qua chỉ như một nhúm cát trên sa mạc mà thôi!
Dưới đây là một số kinh nghiệm mà mình muốn chia sẻ với các bạn về hành trình 10 ngày của gia đình mình:


-THỜI GIAN NÊN ĐI
Thời điểm lý tưởng nhất đến Ai cập là từ tháng 10 đến tháng 4. Sau tháng 4 thời tiết rất nóng, 42 độ
-VISA
Visa nộp ở Lãnh sự quán Ai cập, giấy từ chỉ cần hộ chiếu, thẻ cư trú (nhớ photo trước ở nhà) và 2 ảnh chân dung. Phí visa là 38 eur/1 người sẽ được cấp sau 4 ngày làm việc.
-KHÁCH SẠN
Mình book landtour của 1 công ty Ai cập nên các khách sạn đều được đặt trước. Tuỳ vào nhu cầu và tài chính mà mọi người có thể tìm thấy các khách sạn với mức giá khác nhau. Tuy nhiên lưu ý là hệ thống đánh giá sao của các khách sạn ở Ai cập hơi cùi nên nhiều khi khách sạn 5* mà chỉ như 3-4* ở châu Âu thôi


– NHỮNG ĐỊA ĐIỂM CẦN ĐẾN:
-CAIRO: Quần thể Kim tự tháp Cheops, Chephren, Mykerinus và tượng Nhân sư; kim tự tháp bậc thang Djoser, Kim tự tháp đỏ (Red Pyramid) và Bent Pyramid. Bảo tàng Cairo và chợ cũ Khan El Kalili.
-LUXOR: Đền Karnak, đền Luxor, thung lũng các vị vua, Đền thờ nữ hoàng Hatshepsut, thung lũng các nữ hoàng, Colosso of Memnon. Thăm quan đền Seti I (Abydos), đền thờ nữ thần Hathor (Dendera), đền thờ thần Horus (Edfu) và đền thờ 2 thần Kom Ombo.
-ASWAN: Quần thể 2 ngôi đền Abu Simbel (đền thờ Pharaoh Ramsesse II và hoàng hậu Nefertari), đền Philae và làng Nubian.


MỘT SỐ TIPs LƯU Ý:

Ai cập đang dần đẩy mạnh việc quảng bá du lịch sau một thời gian dài bất ổn chính trị. Tuy nhiên tâm lý của người làm dịch vụ vẫn mang tính manh mún, tự phát. Bạn sẽ gặp phải việc đòi tips cho “hầu hết” các hoạt động, dịch vụ nên hãy chuẩn bị thật nhiều tiền lẻ (5, 10 EGP) và cảnh giác hết sức trước mọi lòng tốt

Chính phủ Ai Cập có quy định nếu chụp “ảnh thương mại” tại các điểm du lịch phải nộp một khoản phí gần 200$. Tuy nhiên ko thấy định nghĩa rõ ràng thế nào là ảnh thương mại nên nhiều chỗ cảnh sát và những người trông coi di tích hay lợi dụng để xin đểu. Nếu bạn đứng lâu quá 1 chỗ để chụp hay cả 1 ekip hùng hậu đi theo thì nên coi chừng. Bản thân nhóm mình cũng bị gọi vào mấy lần để kiểm tra ảnh trong máy, thậm chí ở Ramesseum còn cãi nhau kịch liệt với bảo vệ ở di tích nhưng sau cuối cùng cũng phải tips cho bọn họ 100 EGP để sau này họ tránh làm khó dễ cho anh bạn Guide của đoàn.

Lưu ý: chi phí mua vé camera tại các điểm du lịch cho các bạn tham khảo thêm, tiếc tiền không mua bị phạt ráng chịu nha :))
Manila Palace = 50 egp
Bảo tàng Cairo = 50 egp
Gayer-Anderson Museum = 50 egp
Valley of Kings = 300 egp
Abydos – vé máy quay = 100 egp
Abu Simbel = 300 egp

Nên trả giá “cực mạnh” cho các món đồ lưu niệm ở Ai cập! đây nổi tiếng với các loại giấy cói papyrus, bình đá, các đồ trang trí .. Kinh nghiệm của mình là cứ ra giá 30 – 50% giá họ đề xuất. Hoặc bạn có thể tự định giá món đồ lưu niệm dựa trên kinh nghiệm bản thân. Ở nhiều cửa hàng sau khi họ đồng ý với mức giá 30% mình đưa ra mà vẫn thấy bị hớ haha.


ĂN GÌ Ở AI CẬP

Nếu ai không quen các đồ ăn mùi mẽ của Ả thì hơi khó ăn ở Ai cập. Món truyền thống gà nướng ăn với cơm là lựa chọn tốt nhất cho những bạn nào không ăn được đồ địa phương ở đây. Ngoài ra thì ở các thành phố cũng có những cửa hàng ăn nhanh , pizza hay đồ Nhật nên cũng không lo chết đói ở đây đâu

Một bữa ăn đầy đủ (khai vị, món chính, tráng miệng) ở Ai cập có giá giao động từ 10-15$.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *